HIỆN TƯỢNG KÍCH NỔ PHÁT SINH NHƯ THẾ NÀO? Chuyển đến nội dung chính

Video Nổi bật

GIÁ XE TẢI HUYNDAI VIỆT NAM NĂM 2024

Cập nhật giá xe tải Huyndai năm 2024 tại Hyundai Miền Bắc để quý khách hàng tìm hiểu. Chúng tôi đưa ra thông tin báo giá chi tiết về các mẫu xe tải Huyndai mới nhất, với các thông tin cập nhật về giá thành và khuyến mãi hiện có tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc. Quý khách có thể tham khảo bảng giá dưới đây để có cái nhìn tổng quan và lựa chọn phương án phù hợp nhất. Giá xe tải Huyndai Việt Nam mới cập nhật 2024.  Liên hệ : 0984 085 899

HIỆN TƯỢNG KÍCH NỔ PHÁT SINH NHƯ THẾ NÀO?



HIỆN TƯỢNG KÍCH NỔ PHÁT SINH NHƯ THẾ NÀO?


Chu trình làm việc của động cơ gồm 4 kỳ (Hút - Nén - Cháy giãn nở - Xả).
Hiện tượng kích nổ xuất hiện ở cuối kỳ nén, hòa khí (hỗn hợp không khí và nhiên liệu) bốc cháy trước khi bu-gi đánh lửa. Đám cháy lan rộng, kèm theo đó áp suất tăng cao ở khu vực xung quanh. Sự va chạm giữa các làn sóng áp suất của các đám cháy khác với nhau, với thành xi-lanh hoặc hoặc đám cháy phát sinh do bu-gi đánh lửa tạo nên tiếng va đập thường được gọi là tiếng gõ. Kích nổ xảy ra đúng lúc pít-tông trong quá trình đi từ ĐCD lên ĐCT, áp suất hỗn hợp bên trong buồng cháy tăng vọt, tạo lực nén đè nặng xuống pít-tông. Trên ép xuống, dưới đẩy lên, trục khuỷu, thanh truyền, pít-tông quá tải, đứng trước nguy cơ biến dạng cong vênh hoặc bị gẫy. Hòa khí bị hao hụt trước khi kỳ cháy giãn nở bắt đầu, công suất đầu ra giảm mạnh. Năng lượng trong phản ứng cháy ở dạng nhiệt mà không được biến đổi thành cơ năng. Nhiệt độ động cơ nóng quá mức bình thường.

Đầu pít-tông bị cháy do hiện tượng kích nổ.
Nguyên nhân của hiện tượng kích nổ

Chỉ số ốc-tan là đại lượng đặc trưng cho khả năng chống kích nổ của xăng. Khả năng chống kích nổ của xăng A95 cao hơn loại A92. Động cơ có tỷ số nén lớn đòi hỏi xăng có chỉ số ốc-tan lớn. Dó đó hãy tham khảo khuyến cáo ghi trong sổ tay hướng dẫn sử dụng xe để biết loại xăng phù hợp cho xế yêu.

Bu-gi đánh lửa chậm, trong khi nhiệt độ và áp suất đã ở quá cao cũng dễ phát sinh kích nổ. Lỗi từ hệ thống đánh lửa phần lớn xuất hiện ở những xe đời cũ do đặt sai góc đánh lửa. Những dòng xe hiện đại sử dụng hệ đánh lửa điện tử, lỗi có thể do thông tin sai lệch từ cảm biến tín hiệu đầu vào.

Một nguyên nhân khác, trong buồng đốt có chứa nhiều muội carbon nóng tạo lên mồi châm cháy hòa khí.

Khắc phục hiện tượng kích nổ

Trong cuộc đua cắt giảm mức tiêu thụ nhiên liệu, giải pháp tăng tỷ số nén được coi là triệt để, tuy nhiên lại làm tăng khả năng kích nổ. Các nhà sản xuất động cơ đã giải quyết vấn đề này theo nhiều hướng khác nhau. Dễ thấy nhất có lẽ là sử dụng cảm biến giảm sát hiện tượng kích nổ. Khi phát hiện thấy hiện tượng này, máy tính sẽ điều chỉnh theo hướng giảm nhiên liệu.

Nhưng đôi khi kích nổ xuất hiện chỉ đơn giản do bạn sử dụng sai nhiên liệu, hay đã có quá nhiều muội than bán trong buồng đốt. Vệ sinh vòi phun, làm sạch bu-gi là điều cần thiết.

Sử dụng gioăng quy-náp mỏng để giảm tỷ số nén. Tuy nhiên biện pháp này chỉ nên được xem xét nếu động cơ vừa được đại tu vì có thể thợ máy đã lắp nhầm gioăng.

Được ví như trái tim của ôtô, sự suy giảm chất lượng của động cơ sẽ làm cho chiếc xe mất đi giá trị. Bởi thế hãy thường xuyên chú ý tới nó, để sớm phát hiện ra những dấu hiệu bất thường, và hiện tượng kích nổ là một ví dụ

NHỮNG NGUY CƠ KHI LƯỜI THAY DẦU PHANH

Khi phanh xe, cơ năng chuyển hóa thành nhiệt làm nóng cơ cấu phanh. Dầu ở xi-lanh bánh xe nhận nhiệt và nóng dần lên. Trong một số trường hợp như đổ đèo dài, lái xe chưa có kinh nghiệm phanh liên tục thay vì về số, nhiệt độ tăng cao, dầu phanh có thể bị sôi. Bên trong hệ thống xuất hiện bọt khí.

Bọt khí trong dầu phanh bị nén lại, triệt tiêu áp suất do lực đạp và trợ lực phanh sinh ra. Kết quả, lực đạp phanh nhẹ hơn bình thường, cảm giác phanh xe không ăn dù đã đạp hết mức.

Dầu lẫn nước cũng khiến những chia tiết đắt đỏ của hệ thống lần lượt "ra đi". Yên phanh, xi-lanh bánh xe hay cụm ABS dần bị ăn mòn từ bên trong. Bởi vậy, nên thay dầu phanh sau 3-5 năm sử dụng.

Có nhiệt độ sôi cao hơn dầu gốc rượu, không hề hút nước, dầu gốc silicone như loại DOT5 có điểm yếu là khí làm kín. Do độ nhớt khác so với DOT3, DOT4 nên hầu hết các hãng xe không khuyên sử dụng DOT5 đối với hệ thống phanh trang bị ABS.

Không trộn lẫn dầu gốc rượu (DOT3 và DOT4) với dầu gốc silicone (DOT5). Bạn dễ dàng tìm thấy thông tin về loại dầu phanh xe sử dụng trên nắp bình chứa.

LỜI KHUYÊN TRONG TRƯỜNG HỢP KHẨN CẤP

CÂU KHỞI ĐỘNG BÌNH ẮC QUI 

Trong trường hợp ắc-quy của xe bị hết điện, khởi động câu bình ắc-quy có thể là một giải pháp để có thể tiếp tục hành trình. Sau đây là những hướng dẫn:

Trước khi tiến hành

•    Khí phát ra từ ắc-quy có thể nổ. Tránh sử dụng thuốc lá, bật lửa hay các nguồn gây cháy khác trong suốt quá trình làm.
•    Tránh khởi động nhiều lần , điều này có thể làm hư hỏng động cơ.
•    Tránh tiếp xúc với a-xít của ắc-quy, nó có thể làm bỏng da hay cháy quần áo.
•    Chỉ sử dụng điện áp 12V. Không sử dụng điện 24V vì nó có thể làm hỏng hệ thống điện xe.

Không sử dụng ắc-quy của xe cũ hỏng, điều này cũng có thể gây hư hỏng hệ thống điện.

•    Hãy chắc chắn KHÔNG CHẠM vào xe, bạn có thể trở thành cầu nối điện giữa hai xe, dòng điện có thề truyền qua người.
Khi bạn sẵn sàng cho khởi động câu bình ắc-quy
•    Đảm bảo các cực ắc-quy luôn sạch, lau chùi gỉ nếu cần. Đỗ xe gần tới mức có thể để có thể câu dây ắc-quy. Nhớ sử dụng phanh tay cho cả hai xe.
•    Tắt hết các thiết bị điện ngoại trừ quạt gió điều hoà. Khi bật quạt giúp tránh hiện tượng tăng điện áp đột ngột.
•    Nối cực (+) của ắc-quy hết điện với cực (+) của ắc-quy mồi. Cẩn thận tránh các đầu kẹp chạm, chập vào nhau.
•    Nối cực(-) của ắc-quy mồi với bất kỳ miếng tấm kim loại nào trong khoang động cơ của xe ắc-quy hết điện, ví dụ như đế máy phát để nối mạch điện. ĐỪNG NỐI TRỰC TIẾP VÀO CỰC (-) CỦA ẮC-QUY XE HẾT ĐIỆN. Điều này có thể gây đánh lửa và gây nổ.
•    Khởi động xe cho điện và tăng tốc độ .
•    Khởi động xe còn lại.
•    Chạy cả hai xe trong 3 phút trước khi tháo các đầu cáp .
•    Tháo cáp theo trình tự ngược lại khi đấu nối. (Tháo hai cực (-) trước.)
•    Để xe chạy khởi động một lúc cho chế độ cầm chừng ổn định

DỤNG CỤ HỖ TRỢ KHẨN CẤP CHỦ YẾU: Hãy chuẩn bị các dụng cụ này cho hành trình đi dài

"Có mà không dùng tới tốt hơn là cần nhưng không có." Điều này đặc biệt đúng khi bạn chạy trên đường xuyên Việt, bạn sẽ không bao giờ biết được khi nào sự cố xảy ra. Danh sách các thiết bị dụng cụ sau sẽ là hữu dụng khi xe bạn gặp sự cố:
•    Điện thoại di động
•    Các số điện thoại khẩn cấp
•    Bản đồ
•    Bộ tô vít
•    Kìm
•    Búa nhỏ
•    Thiết bị mở nắp
•    Đèn pin
•    Khăn lau
•    Chăn nhỏ
•    Cáp điện
•    Biển báo nguy hiểm
•    Xẻng
•    Đồng hồ áp suất lốp
•    Bộ kích
•    Túi cứu thương
•    Găng tay

KÉO XE 

Khi xe của bạn cần phải kéo, hãy nhớ một điều không phải mọi dịch vụ cứu hộ đều giống nhau. Luôn để xe bạn được kéo bởi các nhà dịch vụ chuyên nghiệp với các thiết bị chuyên nghiệp - Khi không đảm bảo các điều này xe của bạn có thể bị hỏng. Khi bạn liên hệ trung tâm cứu hộ hãy hãy chắc chắn rằng họ biết loại xe và nhà sản xuất chiếc xe của bạn. 

LƯU Ý LÁI XE KHI TRỜI MƯA

Để tránh rủi ro, bạn nên lái chậm và cẩn thận, đặc biệt khi đi qua đường cua, hệ thống phanh và tay lái luôn sẵn sàng ứng phó. Đặc biệt, khi bạn muốn dừng xe hoặc giảm tốc độ, tránh đạp mạnh phanh hay xe đánh lái gấp rất dễ gây nguy hiểm, luôn luôn giữ một lực vừa phải trên bàn đạp phanh để xe giảm tốc từ từ.

- Trong trường hợp xe gặp đường trơn:

Nên giữ bình tĩnh, đừng đạp phanh gấp hay tăng ga mạnh, hãy cẩn trọng từng bước hướng bánh lái theo chiều muốn đi. Một điều xin lưu ý, nếu xe không có hệ thống phanh chống bó cứng ABS thì không nên đạp phanh quá đột ngột, còn nếu có, hãy đạp phanh ngay và giữ thật chắc.

Đi xe trong trời mưa nên giảm tốc độ vì đường ướt, độ ma sát lốp kém hơn, đồng thời nếu chạy với tốc độ vừa phải bạn sẽ dễ dàng phát hiện và tránh vật cản kịp thời và nên tránh xa các vũng nước sâu hoặc vũng bùn, đặc biệt là khi bạn không biết độ sâu bao nhiêu.

- Để tránh tình trạng mất lái khi xe chạy tốc độ cao qua vũng nước hoặc trượt trong vũng lầy:

Tình trạng này xảy ra do lốp xe tiếp cận với bề mặt nước với tốc độ cao tạo áp suất đẩy mạnh lên khiến lốp không tiếp xúc được với mặt đường vì đã có một lớp “đệm nước” xen giữa lốp và đường đi khiến xe mất khả năng điều khiển, nhất là khi lốp bị mòn nhiều. Và nên tránh những vũng nước tưởng như vô hại trên đường cao tốc; sẽ là vấn đề lớn nếu xe đang đi với tốc độ cao.

Việc làm đơn giản mà quan trọng trước khi khởi hành là kiểm tra độ mòn la-tông lốp và thay chúng nếu cần thiết, sau là bơm lốp ở độ căng cần thiết (theo tiêu chuẩn của xe) sẽ làm tăng tuổi thọ của ta-lông, giảm sức cản, và vì vậy tăng khả năng tiết kiệm nhiên liệu.

Nếu gặp phải trường hợp trên thì không nên thắng phanh đột ngột hoặc rẽ gấp vì xe sẽ càng bị mất lái trầm trọng hơn hơn. Giải pháp thông minh cho tình thế này là nên giữ vững tay lái và nới lỏng chân ga cho tới khi xe giảm tốc độ. Lưu ý, khi gặp nước chảy quá nhanh, đừng vội tiến vào đó vì xe rất dễ văng đi.

Khi mức nước ngập nửa lốp, với các xe gầm thấp, đó là giới hạn không nên vượt qua; với xe gầm cao, có thể đi qua nhưng không được để nước vào cửa gió động cơ trước mũi xe; nếu nước vào sẽ gây hỏng động cơ và thường phải sữa chữa với chi phí rất cao, thậm chí phải thay cả động cơ.

Khi bạn muốn hãm phanh, nếu xe có hệ thống phanh ABS thì có thể nhấn phanh bình thường, nhưng với xe không trang bị ABS hãy lưu ý thực hiện động tác một cách nhẹ nhàng. Khi đi trong khu vực ngập nước - trường hợp bất khả kháng - giữ tốc độ động cơ cao để tránh nước vào ống xả khiến xe "chết máy" đột ngột.

Nếu xe "chết máy" vì ngập nước, giải pháp an toàn nhất là gọi xe cứu hộ - đặc biệt lưu ý không khởi động lại động cơ trong trường hợp này vì khả năng nước sẽ phá hỏng động cơ, vỡ piston, cong tay biên.

-Nếu bạn bị hỏng xe trong lúc trời mưa nặng hạt: hãy nhớ đậy nắp ca-pô lại để hệ thống điện không bị thấm nước.

Tóm lại, để bảo vệ chính mình khi đi trong thời tiết xấu bạn nên quan sát kỹ và giảm tốc độ có thể tránh được những rủi ro không đáng có.


Bài đăng phổ biến